Máy ra vào lốp xe là thiết bị không thể nào thiếu được trong các tiệm sửa xe. Đặc biệt là các tiệm cần thường xuyên tháo vỏ xe tay ga, ô tô du lịch. Máy móc cũng cần phải được khám sức khỏe định kỳ thì mới có thể hoạt động tốt. Vậy bảo dưỡng máy tháo vỏ xe như thế nào đúng cách? Cần lưu ý gì khi kiểm tra, sửa chữa máy tháo vỏ? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
7 lỗi thường gặp và cách khắc phục máy ra vào lốp xe
-
Lỗi đứt cầu chì
Cầu chì bị cháy có thể được gây ra hử hỏng . Thứ nhất, do đứt dây điện ngầm. Thứ hai, do bàn đạp bị chập. Thứ ba, do mô tơ điện của máy.
Hướng dẫn sửa chữa: Nếu máy tháo vỏ gặp sự cố này cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện. Sau đó kiểm tra bàn đạp, nếu có lỗ ở bàn đạp ra vào thì phải thay cái mới để máy hoạt động an toàn. Bạn cũng nên kiểm tra mô tơ bên trong máy xem có bị đoản mạch hay không? Nếu hư cần thay động cơ mới.
-
Hỏng van điều áp, bể bình dầu
Sau thời gian sử dụng, máy ra vào lốp xe máy bị trục trặc ở bộ phận điều chỉnh áp suất, không điều chỉnh được áp suất hơi đi vào máy. Chính vì sự cố này mà hơi đi vào máy ra lốp bị yếu. Dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của máy. Đồng thời, bình dầu bị bể không thể cung cấp dầu bôi trơn cho hệ thống sin phốt bên trong của máy và lọc nước thoát ra nếu làm hỏng sin phốt.
Hướng dẫn sửa chữa: Lỗi này thay van điều áp mới. Tránh tình trạng gây hư hỏng, rỉ sét cho xi lanh do hơi đi vào chứa nhiều nước do không được lọc sạch.

Bảo dưỡng máy ra vào lốp
-
Tháo lốp bị rách mép vỏ
Khi tháo lốp thường làm rách mép vỏ, nguyên nhân do kỹ năng thao thực hiện kém.
Hướng dẫn sửa chữa: Cần kiểm tra người thực hiện ra lốp đúng kỹ thuật hay không. Hoặc bạn có thể kiểm tra xem lò xo kẹp có khít với bánh xe hay không, nếu chưa thì cắt lò xo và chỉnh lại mỏ vịt bo xung quanh lốp cho chuẩn. Tuy nhiên, không nên để mỏ vịt quá xa mâm xe, nên thay mỏ vịt mới để đảm bảo tương thích với lốp xe máy hoặc ô tô.
-
Bộ cổ chia hơi bị xì và 4 vấu kẹp bị yếu
Nguyên nhân bộ cổ chia hơi là do bộ phận này chia nằm dưới mâm đặt bánh xe bị xì khiến không khí lọt vào máy làm yếu 4 vấu kẹp. Ngoài ra, do piston của piston xilanh điều khiển 4 vấu này hoạt động thường xuyên dẫn đến hiện tượng rò rỉ.
Cách sửa chữa: Thay ngay bộ cổ chia hơi và bộ chén cổ mới trong máy. Nếu bị lỗi cũng thay 2 bộ piston mới. Kiểm tra xi lanh bên trong xem có bị trầy xước không và làm sạch bằng giấy nhám mịn
-
Bàn đạp không thể điều chỉnh về vị trí chính giữa
Nếu bạn không thể điều chỉnh bàn đạp ra vào máy tháo lốp về vị trí trung tâm. Nguyên nhân có thể là do lò xo điều khiển máy bị hỏng.
Khắc phục: Tất cả những gì bạn phải làm là thay thế máy bằng một lò xo mới cho lốp xe.
-
Bộ kẹp mâm máy ra vào lốp không quay, quay một chiều hoặc động cơ phát ra tiếng kêu lớn
Có hai lý do cho lỗi này. Đầu tiên là phốt xi lanh bị mòn hoặc thậm chí bị hỏng do tuổi thọ lâu dài. Một nguyên nhân tiếp theo là chân đạp của máy bị chập mạch, cháy tụ điện yếu, chập điện mô tơ. Hoặc bộ phận đảo chiều mâm bị hư hỏng.
Hướng dẫn sửa chữa: Kiểm tra lại dây cáp điện của máy. Thay thế bộ điều khiển bàn đạp và tụ điện hoặc động cơ mới.
-
Không thể ép lốp do sụp talong
Lỗi không ép lốp là do bộ đầu nén bị hỏng. Bạn nên kiểm tra ống dẫn khí xem có bị rò rỉ hoặc trầy xước không. Đồng thời kiểm tra phốt bầu ép có bị giãn nở hay không?
Hướng dẫn sửa chữa: Nếu xảy ra các trường hợp trên, ta phải nối lại đường ống dẫn hơi. Hoặc thay dây dẫn khí mới, thay phốt bầu nén mới và vệ sinh lại xi lanh bằng giấy nhám mịn. Hãy bôi dầu mỡ nếu không được cải thiện, sau đó phải thay bầu ép mớ.

Mua máy ra vào lốp xe máy chính hãng có tuổi thọ bền bỉ
Bảo dưỡng định kỳ máy ra vào lốp xe máy hiệu quả nhất
- Kiểm tra mức dầu trong cốc dầu
Định kỳ kiểm tra máy cốc dầu. Nếu cần thì đổ thêm dầu. Bằng cách tháo cóc ra (vặn ngược chiều kim đồng hồ). Hoặc vặn vít vàng phía trên cốc hết dầu thì chăm thêm dầu. Có thể dùng dầu giảm sóc xe máy hoặc dầu máy khâu.
- Vệ sinh và thay thế lõi lọc
Lõi lọc cần được vệ sinh và lọc tách nước 6 tháng/ lần. Điều chỉnh lượng dầu vào máy phù hợp (1 chu trình ép lốp sẽ nhỏ một giọt dầu).
- Lau sạch các vấu kẹp và tra dầu vào 4 thanh trượt (thanh trượt có tác dụng chống dơ gião), lau sạch mâm quay hằng ngày khi không sử dụng.
- Kiểm tra thường xuyên và vặn chặt tất cả các đầu nối như các chốt, ốc vít.
- Kiểm tra thường xuyên các mối nối của ống hơi thường xuyên.
- Giữ máy ra vào lốp làm việc trong môi trường sạch sẽ để tránh bụi bẩn.
- Tất cả các mối nối chuyển động tương đối với nhau hoặc chuyển động ma sát phải được bôi trơn bằng mỡ hàng tuần.
Xem thêm: Làm thế nào để nhận biết chất lượng của máy tháo vỏ
Lưu ý khi sửa chữa máy ra vào lốp xe
Trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy tháo vỏ. Người dùng nên ngắt tất cả các nguồn điện, tránh tình trạng rò rỉ điện.
Không nên sử dụng khí nén để làm sạch thiết bị.
Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không tự ý làm theo cách của mình.
Nếu không có kinh nghiệm hoặc khả năng tự kiểm tra nên đưa máy ra vỏ xe đến các trung tâm hoặc nhờ các anh thợ có tay nghề.
Kết luận
Thông qua bài viết trên chia sẻ cùng bạn những công việc cần thực hiện để bảo dưỡng máy ra vỏ xe. Đồng thời một số lưu ý bạn cần biết để quá trình vệ sinh, kiểm tra máy được an toàn.
Thiết bị G7 là công ty chuyên cung cấp các loại máy ra vỏ xe chính hãng. Chúng tôi đảm bảo chất lượng và bảo hành máy theo quy định của hãng. Liên hệ mua hàng 0948 23 23 28 – 0967 23 23 28